Điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bạn nên biết

Kinh doanh spa, massage, xoa bóp, chăm sóc sắc đẹp,… đang là loại hình kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận. Và cũng là loại hình kinh doanh “hot trend” được rất nhiều người lựa chọn làm hướng đi cho mình. Nhưng rất nhiều nơi chưa biết cách đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật những vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.

Những vấn đề liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp mà bạn thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Phân biệt các loại hình chăm sóc sắc đẹp phổ biến hiện nay

Những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay như dịch vụ massage, dịch vụ spa làm đẹp,…

Dịch vụ massage

Massage là một thuật ngữ trong tiếng anh, dịch sang tiếng Việt là “xoa bóp”. Massage hay xoa bóp là một phương thức dùng tay, chân, khuỷu tay, đầu gối,… để xoa, bóp, nắn, bấm huyệt, vỗ, rung các phần cơ, xương trên cơ thể khách hàng.

Massage cũng chính là một nhánh của vật lý trị liệu. Phương pháp này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, phục hồi và nâng cao sức khỏe con người. Massage hiện nay cực kỳ phát triển, nhưng nổi bật nhất phải kể đến 3 loại hình sau đây:

Massage chân

Thường được làm bằng tay hay các ngón tay hoặc các dụng cụ nhọn để ấn huyệt đạo trên lòng bàn chân. Từ đó biết được tình trạng tốt xấu của ngũ tạng bên trong cơ thể, để có phương án cải thiện kịp thời. Hiện nay, người ta còn sử dụng thêm một số máy như máy sục thảo dược, thuốc hoặc thảm có đốt massage.

Massage vật lý trị liệu

Người massage dùng lực của tay, chân để tác động lên cơ , xương và khớp của người được massage. Bên cạnh đó, kết hợp vặn nắn, nhằm chữa trị các rối loạn cơ bắp, xương khớp, rối loạn cảm xúc, giảm stress do áp lực gây nên. Phương pháp này còn được kết hợp thêm thuốc băng bó, ủ cơ, xông thuốc,…

Massage đá

Đây là loại hình massage rất được lòng chị em thời gian gần đây vì tác dụng và phương pháp độc đáo. Massage đá sử dụng các loại đá có nhiều kích cỡ khác nhau. Công dụng chính là để truyền nhiệt (nóng hoặc lạnh) đến cơ thể người được massage. Phương pháp này chủ yếu tác động lên da.

Có 2 loại massage là Đá nóng và Đá lạnh. Mỗi phương pháp đem lại một công dụng khác nhau. Đá nóng có tác dụng lưu thông mạch máu dưới da, đá lạnh thì giúp se khít lỗ chân lông.

Dịch vụ spa làm đẹp

Spa là một từ của nước ngoài nhưng đã dần phổ biến trong cách nói của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi đăng ký kinh doanh thì spa được dịch ra là dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.

Trong điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp hiện nay, kinh doanh spa được phân thành nhiều mô hình spa như: Day Spa, Beauty spa, Clinic spa,…

Day spa

Đây là loại hình spa phổ biến nhất hiện nay. Bao gồm thư giãn, nghỉ ngơi chăm sóc cơ thể trong bể sục nước, xông hơi tinh dầu, chăm sóc da mặt bằng mỹ phẩm. massage da… Loại hình này chú trọng vào nguyên vật liệu, phương pháp và máy móc chuyên dụng cho massage, tắm và xông hơi.

Beauty Spa

Chuyên làm đẹp và chăm sóc da từ bên ngoài như tẩy tế bào chết, làm trắng da, massage, trị mụn, dưỡng ẩm da,… Sử dụng nguồn vật liệu từ thiên nhiên như đá, lá cây và hoa.

Clinic spa

Là loại hình spa cao cấp hơn hẳn 2 loại hình phía trên. Loại hình này sử dụng máy móc chuyên sâu đến tắng trắng, bắn laze xóa mụn, đắp mặt nạ, triệt lông,… Và có thể có một số dịch vụ làm đẹp liên quan như nối mi, uốn mi, xăm chân mày, xăm môi,…

Các ngành nghề đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

Theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh. Các mã ngành được đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm:

  • Mã ngành 9610
  • Mã ngành 9631

 

Mã ngành Miêu tả Các loại dịch vụ trong ngành
9610 Đó là các dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự mà không kể đến các hoạt động thể dục thể thao. 
  • Dịch vụ tắm hơi, tắm nắng.
  • Dịch vụ massage.
  • Các dịch vụ thẩm mỹ mà không dùng đến phương pháp phẫu thuật.
9631 Là nhóm dịch vụ trong lĩnh vực cắt tóc, làm đầu, gội đầu. 
  • Dịch vụ cắt tóc, gội đầu, sấy, uốn, nhuộm, duỗi, ép tóc… Ngoài ra, còn các dịch vụ khác phục vụ cả nam và nữ, dịch vụ phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi.
  • Cắt tỉa và cạo râu.
  • Massage mặt, làm móng chân, tay, trang điểm…

Mã ngành 9610

Đó là các dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự mà không kể đến các hoạt động thể dục thể thao.

Cụ thể hơn, nhóm này bao gồm các loại dịch vụ:

  • Dịch vụ tắm hơi, tắm nắng.
  • Dịch vụ massage.
  • Các dịch vụ thẩm mỹ mà không dùng đến phương pháp phẫu thuật.

Mã ngành 9631

Là nhóm dịch vụ trong lĩnh vực cắt tóc, làm đầu, gội đầu.

Tương ứng với lĩnh vực của mình, nhóm này chủ yếu gồm các dịch vụ:

  • Dịch vụ cắt tóc, gội đầu, sấy, uốn, nhuộm, duỗi, ép tóc… Ngoài ra, còn các dịch vụ khác phục vụ cả nam và nữ, dịch vụ phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi.
  • Cắt tỉa và cạo râu.
  • Massage mặt, làm móng chân, tay, trang điểm…

Ngoài ra, làm tóc giả là dịch vụ được loại trừ và phân vào nhóm mã ngành 32900.

Nói tóm lại, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là loại hoạt động chăm sóc sắc đẹp không gây chảy máu, không thực hiện thay đổi bên trong cơ thể người. Dịch vụ này khác hoàn toàn với các dịch vụ như phẫu thuật thẩm mỹ hay thẩm mỹ viện.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp theo quy định

Để đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, theo quy định của pháp luật. Chủ thể kinh doanh cần lựa chọn 1 trong 2 hình thức:

  • Đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
  • Đăng ký thành lập công ty.

Sau đó, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, bạn sẽ phải xác định, mình có hoạt động massage (xoa bóp) hay không.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp không bao gồm hoạt động massage

Theo quy định pháp lý, nếu đăng ký ngành nghề dịch vụ chăm sóc sắc đẹp mà không bao gồm hoạt động massage (xoa bóp). Chủ thể kinh doanh có thể tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường. Hoạt động kinh doanh được phép diễn ra ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

Như vậy, nếu cơ sở spa của bạn không có các dịch vụ massage, bạn sẽ không phải lo ngại nhiều về vấn đề pháp lý.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp có bao gồm hoạt động massage

Do hoạt động massage (xoa bóp) thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Quy định của pháp luật đối với loại hình này cũng có nhiều yêu cầu khắt khe hơn.

Điều kiện về an ninh, trật tự

Nếu muốn kinh doanh dịch vụ massage, trước tiên bạn phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự. Để được cấp giấy chứng nhận, bạn sẽ phải nộp hồ sơ tại cơ quan Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chi tiết hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự bạn có thể tìm hiểu tại Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, một điều kiện kinh doanh dịch vụ spa nữa nếu muốn có dịch vụ massage là phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP. Cụ thể các điều kiện này bao gồm:

Trong điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, cần chú ý về cơ sở vật chất

Thứ nhất, cơ sở kinh doanh của bạn cần có địa điểm cố định, đủ ánh sáng. Đặc biệt, phải tách biệt hoàn toàn với nơi sinh hoạt của gia đình.

Thứ hai, các phòng massage cần được trang bị đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Mỗi phòng massage phải có gắn chuông cấp cứu một chiều đến phòng bác sĩ hoặc vị trí của lễ tân.
  • In một bản quy trình kỹ thuật massage trên khổ giấy A1 với cỡ chữ lớn, dễ đọc. Dán hoặc treo bản này trên tường của phòng massage.
  • Thiết kế phòng tắm hợp vệ sinh. Luôn đảm bảo điều kiện điện, nước và vệ sinh để chăm sóc khách hàng.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật

Về điều kiện dịch vụ: Cần trang bị các loại giường massage hoặc ghế/đệm massage phù hợp. Khăn tắm, ga giường, gối luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi khách sử dụng.

Về điều kiện y tế: Phải trang bị giường bệnh, tủ thuốc, bàn làm việc và dụng cụ y tế tiêu chuẩn tại phòng trực của bác sĩ.

Luôn đảm bảo đầy đủ các loại thuốc cấp cứu thông thường.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm điều kiện về nhân sự

Để đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp của spa có dịch vụ massage. Bạn cần lưu ý một vài yêu cầu về vấn đề nhân sự sau đây:

Đầu tiên, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cao nhất phải có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa. Đó là bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên thuộc chuyên ngành vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền.

Trong trường hợp trong quá trình trị liệu có chỉ định thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cũng phải là bác sĩ thuộc các chuyên ngành trên.

Thứ hai, yêu cầu đối với người làm việc tại spa:

  • Bắt buộc phải có chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo về massage. Mà chúng được cấp bởi các cơ sở đào tạo hợp pháp.
  • Nhân viên massage phải mặc trang phục phù hợp, gọn gàng, sạch đẹp. Phải trang bị phù hiệu với đầy đủ thông tin: Tên cơ sở kinh doanh, Tên nhân viên, Ảnh 3cm x 4cm của nhân viên.

Thứ ba, đối với cơ sở chăm sóc sắc đẹp có dịch vụ massage không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động. Trong vòng 10 ngày, trước khi hoạt động phải gửi cho Sở Y tế nơi đặt trụ sở văn bản thông báo đủ điều kiện hoạt động. Văn bản này sẽ dựa trên các khoản 1, 2 và 3 tại Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Kết luận

Như vậy, để có thể đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh. Bạn cần xác định loại hình hoạt động, lĩnh vực kinh doanh sẽ hướng tới. Nếu trong dịch vụ của mình có bao gồm hoạt động massage. Bạn sẽ cần thực hiện một quy trình đăng ký với những điều kiện tương đối phức tạp.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *